Dịch thuật

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HẢI QUAN

Mỗi chuyên ngành đều có vốn từ vựng và thuật ngữ khác nhau,trước hết hãy cùng Dịch thuật Châu Á giải nghĩa các từ thuật ngữ mà Hải Quan thường dùng để chúng ta có thể biết chính xác.
→ Ad valorem
* Đây là một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “theo trị giá”. Mọi khoản thuế và lệ phí được tính toán trên cơ sở giá trị, nên bạn có thể gặp từ này khá thường xuyên.
→ Giấy phép ATA
* Giấy phép ATA là một bộ văn bản Hải quan quốc tế. Được ban hành theo các điều khoản của Công ước ATA và Công ước Istanbul, giấy phép này hợp nhất một sự bảo đảm có hiệu lực quốc tế.
Giấy phép có thể được sử dụng thay thế cho bộ chứng từ Hải quan quốc gia và như một sự đảm bảo cho các khoản thuế và lệ phí nhập khẩu. Giấy phép này bao gồm việc chấp nhận hàng hoá tạm thời và quá cảnh hàng hoá.
Giấy phép ATA cũng có thể được chấp nhận để kiểm soát việc tạm xuất và tái nhập hàng hoá. Tuy nhiên, trong trường hợp này không áp dụng bảo đảm quốc tế.


→ Hàng hóa ngoại quan
* Đây là hàng hoá được lưu trữ trong một nhà kho an toàn. Trong khi hàng được lưu giữ trong kho, sẽ không phải thanh toán bất cứ một khoản thuế nhập khẩu nào, cho đến khi đã trả xong thuế hoặc hàng hoá được xuất khẩu hoặc được xử lý xong về mặt pháp lý.
→ Môi giới
* Thường ám chỉ môi giới hải quan, khi một bên thứ ba được sử dụng để thông quan hàng nhập hoặc hàng xuất.
→ Bảng kê khai hàng hóa vận chuyển
* Bảng kê khai hàng hoá vận chuyển liệt kê hàng hoá được chuyên chở trong một phương tiện vận chuyển hoặc một đơn vị vận chuyển.
Bảng kê khai cho thấy chi tiết thương mại của hàng hoá, chẳng hạn như:
số chứng từ vận chuyển
người gửi và người nhận
dấu hiệu và số hiệu
số lượng và loại kiện hàng
mô tả và số lượng hàng hoá
Có thể được dùng thay thế cho kê khai hàng hoá.
→ Giấy chứng nhận xuất sứ
* Đây là một chứng từ đặc thù dành riêng để chứng nhận hàng hoá có liên quan đến chứng nhận này xuất phát từ một quốc gia cụ thể.
Chứng nhận này cũng có thể bao gồm một bảng kê khai của nhà chế tạo, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà xuất khẩu hoặc một đối tượng khác đủ khả năng.
→ CIF
* Từ viết tắt sử dụng trong một số hợp đồng mua bán quốc tế, khi giá bán đã bao gồm tất cả “Chi phí, Bảo hiểm và Cước phí” của hàng hoá được bán.
Điều này nghĩa là người bán thu xếp và thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc gửi hàng – từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu cho trước.
Trong thống kê thương mại, “trị giá CIF” nghĩa là tất cả các con số nhập khẩu hay xuất khẩu đều được tính trên cơ sở này, bất luận bản chất của từng giao dịch riêng lẻ.
→ CITES
* Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động, thực vật Hoang dã Nguy cấp.
→ Hóa đơn lãnh sự
* Đây là một bản kê khai chi tiết hàng hoá đã gửi, được chứng nhận bởi lãnh sự của một quốc gia. Được yêu cầu bởi một số chính phủ nước ngoài nhất định muốn kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ hơn.
→ Kê khai Hải Quan
* Bất kỳ tuyên bố hay hành động nào, dưới bất kỳ hình thức nào được quy định hay chấp nhận bởi Hải quan, cung cấp những thông tin hay chi tiết mà Hải quan yêu cầu.
→ Ngưỡng miễn thuế Hải Quan
* Đây là một thuật ngữ tiếng Latin, rút gọn của thành ngữ “de minimis non curat lex” nghĩa là “pháp luật không quan tâm đến những vấn đề hết sức nhỏ nhặt.”
Thường được cho rằng nếu miễn những khoản thuế và lệ phí rất nhỏ thì sẽ hiệu quả hơn là thu chúng.
→ EDI
* Trao đổi Dữ liệu Điện tử.
→ Khu vực miễn thuế quan
* Là một khu vực trong một quốc gia (cảng biển, cảng hàng không, nhà kho hay bất cứ khu vực nào được chỉ định) được coi là nằm ngoài phạm vi hải quan của nước đó.
Các nhà nhập khẩu theo đó có thể đưa hàng hoá có xuất xứ nước ngoài vào trong các khu vực này mà không phải trả thuế và lệ phí. Đây luôn là việc treo hàng chờ xử lý, chuyển tàu hoặc tái xuất khẩu.
Khu vực miễn thuế quan vốn từng có nhiều và thịnh vượng khi mức thuế còn cao vào nhiều năm trước đây. Một số vẫn tồn tại trong các thành phố thủ đô, đầu mối giao thông và cảng biển lớn, nhưng số lượng và tiếng tăm nay đã giảm nhiều do thuế suất đã giảm trong những năm gần đây.
Khu vực miễn thuế quan cũng được biết đến với tên gọi “cảng miễn thuế”, “kho miễn thuế”, “khu vực tự do mậu dịch” và “khu vực ngoại thương”.


→ Hệ thống thuế quan hài hòa
* Là hệ thống quốc tế được ấn hành bởi Tổ chức Hải quan Thế giới, trình bày theo hình thức hệ thống hoá những hàng hoá được buôn bán trong mậu dịch quốc tế.
Hàng hoá được nhóm theo Mục, Chương và các Tiểu mục chịu sự quản lý bởi các điều lệ.
→ Các quy tắc & tính năng của Incoterms®
* “Incoterms” là thương hiệu đã đăng ký của Phòng Thương mại Quốc tế. Các quy tắc và điều khoản thương mại của Incoterms® được công nhận và chấp nhận là tiêu chuẩn của thương mại quốc tế và thường xuyên được cập nhật cùng với sự thay đổi của các điều kiện thương mại. Các điều khoản được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2010.
→ Phí dỡ hàng
* Chi phí của hàng nhập khẩu tại cảng hoặc điểm đi vào một quốc gia, bao gồm chi phí cước phí, bảo hiểm và chi phí tại cảng và bến.
Tất cả các chi phí phát sinh sau khi hàng hoá rời khỏi điểm nhập khẩu đều không được bao hàm.
→ Phiếu chứng nhận kiểm dịch thực vật
* Là chứng nhận được ban hành bởi một cơ quan Chính quyền (thường là Nông nghiệp) nhằm đáp ứng các quy định nhập khẩu của nước ngoài.
Chứng nhận chỉ rõ rằng một chuyến hàng đã được kiểm tra và được xác nhận không có vi trùng có hại và bệnh thực vật..
→ Thuế quan ưu đãi
* Mức thuế suất thấp hơn căn cứ trên giá trị hàng hoá và tuỳ thuộc vào nước xuất xứ.
→ Hóa đơn ước giá
* Là hoá đơn do nhà cung cấp gửi trước chuyến hàng, thông báo cho người mua thể loại và số lượng hàng hoá sẽ gửi, giá trị và đặc tính (cân nặng, kích cỡ v.v.).
→ UN/EDIFACT
* Trao đổi Dữ liệu Điện tử của Liên Hiệp Quốc về Quản trị, Thương mại và Giao thông.
Các tiêu chuẩn EDI được Liên Hiệp Quốc phát triển và hỗ trợ cho việc trao đổi thông điệp điện tử (dữ liệu) ở tầm quốc tế.
Thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu Hải Quan – Glossary of trade terms
Dispatch / Demurrage: thưởng do xếp hàng sớm / Phạt do xếp hàng chậm (quá hạn)
COD: Cash on delivery: thanh toán tiền mới giao hàng
ETA: Estimated time of arrival: dự kiến tàu đến
ETD: Estimated time of departure: dự kiến tàu khởi hành/tàu chạy
Combined B/L: Vận đơn hỗn hợp/đa phương thức (nhưng ít nhất phải có đường biển trong đó)
Tolerance: Dung sai cho phép
1×20′ Said to contain: 1 container 20 feet gồm có: (nêu danh sách hàng bên dưới)
Shipper: Chủ hàng (thường là bên xuất khẩu)
Complete name and address: tên và địa chỉ đầy đủ
Consignee: bên nhận hàng (thường là nhập khẩu, bên được uỷ quyền, hay ngân hàng nếu như dùng phưong thức thanh toán là L/C vì ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ và phải thanh toán đầy đủ khi xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, thì ngân hàng mới viết lệnh gởi hàng bằng cách ký hậu vận đơn – chữ tín dụng: ý nói là uy tín của nhà nhập khẩu ở đây)
Notify party: bên nhận thông báo / bên được thông báo (ghi trong vận đơn)
Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)
C.&F. (cost & freight): bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm
C.I.F. (cost, insurance & freight): bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí
Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)
Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)
Container port (cảng công-ten-nơ); to Containerize (cho hàng vào công-ten-nơ)
Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan
Customs declaration form: tờ khai hải quan
Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)
F.a.s. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.
F.o.b. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu
Freight: Hàng hóa được vận chuyển
Irrevocable: Không thể hủy ngang; unalterable – irrevocable letter of credit (tín dụng thư không hủy ngang)
Letter of credit (L/C): Tín dụng thư(hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu)
Merchandise: Hàng hóa mua và bán
Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)
Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời
Quay: Bến cảng; wharf – quayside (khu vực sát bến cảng)
Ship: Vận chuyển (hàng) bằng đường biển hoặc đường hàng không; tàu thủy
Shipment (việc gửi hàng)
Shipping agent: Đại lý tàu biển
Waybill: Vận đơn (cung cấp thông tin về hàng hóa được gửi đi)
Air waybill (vận đơn hàng không)
Các điều khoản chủ yếu của Incoterm 2000
1. Nhóm chữ E (nơi đi)
1. EXW (nơi đi) – Giao tại xưởng
2. Nhóm chữ F (Phí vận chuyển chưa trả)
1. FCA (cảng đi) – Giao cho người chuyên chở
2. FAS (cảng đi) – Giao dọc mạn tàu
3. FOB (cảng đi) – Giao lên tàu
3. Nhóm chữ C (Phí vận chuyển đã trả)
1. CFR (cảng đến) – Tiền hàng và cước phí.
2. CIF (cảng đến) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
3. CPT (cảng đến) – Cước phí trả tới
4. CIP (cảng đến) – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
4. Nhóm chữ D (nơi đến)
1. DAF (biên giới) – Giao tại biên giới
2. DES (cảng đến) – Giao tại tàu
3. DEQ (cảng đến) – Giao tại cầu cảng
4. DDU (điểm đến) – Giao hàng chưa nộp thuế
5. DDP (điểm đến) – Giao hàng đã nộp thuế

Rate this post
admin