Dịch thuật

DỊCH THUẬT TÀI LIỆU THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, XUẤT NHẬP KHẨU (INTERNATIONAL TRADE) CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Quý Khách đang cần một Công ty dịch thuật chuyên nghành thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu (International Trade) chuyên nghiêp và giá thành tốt nhất tại Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng… Quý Khách có thể tìm thấy được điều đó tại Công ty dịch thuật và Phiên Dịch Châu Á,công ty đã có kinh nghiệm trong lĩnh vự dịch thuật thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu (International Trade) cho các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Thương mại là quá trình trao đổi nói chung bao gồm: hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, kiến thức v..v giữa một hay nhiều đối tác.. và đổi lại sẽ nhận được một giá trị nhất định nào đó bằng các hình thức như tiền tệ, hàng hóa (hàng đổi hàng), hoặc một trong những dịch vụ tương ứng. Trong quá trình này, người bán sẽ là bên cung cấp dịch vụ, hàng hóa, dịch vụ của cái..vv.. cho bên mua, và bên mua sẽ trả lại những giá trị tương ứng như vậy. Thương mại quốc tế cũng có những nguyên tắc chung như vậy.

(Dịch thuật tài liệu thương mại quốc tế luôn hà chuyên ngành khó)

Với ưu thế là Công ty Dịch thuật và Phiên Dịch Quốc tế, Chúng tôi có đội ngũ biên Phiên dịch tại nước ngoài vì vậy, ngoài việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, chúng tôi còn có hệ thống tra cứu tại các thư viện lớn ở các quốc gia khác nhau, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá và vô tận cho Quý Khách để tra cứu và tham khảo về lĩnh vực thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu (International Trade)

1.1. CÁC NGUỒN TRA CỨU VÀ THAM KHẢO CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, XUẤT NHẬP KHẨU (INTERNATIONAL TRADE) NHƯ SAU:

-Dịch thuật từ Website

-Dịch thuật từ hệ thống thư viện lớn trên thế giới

-Dịch thuật từ sách báo, tạp chí…

-Dịch thuật từ nguồn video, clips, phim tư liệu..

-Dịch thuật từ các luận văn chuyên đề

LÝ DO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DỊCH THUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, XUẤT NHẬP KHẨU (INTERNATIONAL TRADE) CỦA CHÚNG TÔI

1.Đội ngũ Biên Phiên dịch đều qua tuyển chọn và có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực dịch thuật.
2.Báo giá linh hoạt và ưu đãi cho khách hàng lâu năm và với số lượng lớn
3.Cam kết hoàn tiền 100% nếu sai sót dịch lớn hơn 9%
4.Bảo mật tuyệt đối với thông tin của khách hàng
5.Đảm bảo về thời gian và tiến độ dịch thuật, hiệu đính bằng các Bộ Quy trình kiểm soát chất lượng hàng đầu EN 15038: 2006, ISO 9001: 2008 được các tổ chức quốc tế công nhận như BVQI, APAVE..
6.Bảo hành sản phẩm vĩnh viễn, lưu trữ hồ sơ cho khách hàng trong vòng 10 năm
7.Hỗ trợ dịch thuật 24/24 đối với tất cả các dịch vụ Biên Phiên dịch
8.Tư vấn miễn phí các dịch vụ với đội ngũ tư vấn nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong công việc

1.1.3. THƯƠNG MI QUC T LÀ GÌ?

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Hình thức thương mại này thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó giá cả, cung và cầu, tác động và bị tác động bởi các sự kiện toàn cầu. Ví dụ, thay đổi chính trị ở châu Á có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí nhân công, do đó làm tăng chi phí sản xuất cho một công ty giày của Mỹ có trụ sở tại Malaysia, dẫn đến tăng giá một đôi giày tennis tại trung tâm mua sắm nơi bạn ở. Trái lại, việc giảm chi phí lao động sẽ khiến giá đôi giày của bạn rẻ hơn.

Thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho người tiêu dùng và các nước được tiếp xúc với hàng hoá, dịch vụ mà nước họ không có. Hầu như tất cả các loại sản phẩm bạn cần đều được tìm thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu, đồ trang sức, rượu vang, cổ phiếu, tiền tệ và nước. Các dịch vụ cũng được giao dịch như du lịch, ngân hàng, tư vấn và vận tải. Khi một sản phẩm được bán ra thị trường thế giới được gọi là xuất khẩu, và khi một sản phẩm được mua từ thị trường thế giới được gọi là  nhập khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu được hạch toán vào tài khoảng vãng laiong cán cân thanh toán của một quốc gia.

1.1.4. TĂNG HIU QU CA THƯƠNG MI QUC T

Thương mại quốc tế cho phép các nước giàu sử dụng nguồn lực của họ hiệu quả hơn- dù là  lao động, công nghệ hay vốn. Các quốc gia đều có thế mạnh về các tài sản và tài nguyên thiên nhiên khác nhau (đất đai, lao động, vốn và công nghệ), vì lí do đó nên một số nước có khả năng sản xuất một số hàng hóa nhất định có cùng chất lượng với sản phẩm của các nước khác, nhưng chi phí thấp hơn, do đó giá bán cũng rẻ hơn. Nếu một quốc gia không thể sản xuất hiệu quả một loại hàng hóa, nó có thể mua từ một quốc gia khác. Điều này được gọi là chuyên môn hóa trong thương mại quốc tế.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản. Quốc gia A và B đều sản xuất áo len và rượu vang. Nước A sản xuất 10 áo len và 6 chai rượu vang một năm trong khi Quốc gia B sản xuất 6 áo len và 10 chai rượu vang một năm. Cả hai đều có thể sản xuất tổng cộng 16 đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên, quốc gia A mất 3 giờ để sản xuất 10 áo len và 2 giờ để sản xuất 6 chai rượu vang (tổng cộng mất năm giờ). Quốc gia B, mất 1giờ để sản xuất 10 áo len và 3 giờ để sản xuất 6 chai rượu vang (tổng cộng bốn giờ).

Hai quốc gia này nhận ra rằng họ có thể sản xuất nhiều hơn bằng cách tập trung vào những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh. Quốc gia A bắt đầu chỉ sản xuất rượu vang và Quốc gia B chỉ sản xuất áo len . Do đó, mỗi quốc gia có thể tạo ra 20 đơn vị hàng hóa mỗi năm và tỉ lệ trao đổi thương mại của hai loại sản phẩm là bằng nhau. Như vậy, mỗi quốc gia được sử dụng đến 20 đơn vị hàng hóa.

Chúng ta có thể thấy rằng đối với cả hai quốc gia, chi phí cơ hội của sản xuất cả hai sản phẩm này là lớn hơn chi phí khi sản xuất chuyên môn hóa. Cụ thể hơn, đối với mỗi quốc gia, chi phí cơ hội sản xuất 16 đơn vị cả hai áo len và rượu vang là 20 đơn vị của cả hai sản phẩm (sau hoạt động trao đổi quốc tế). Chuyên môn hóa làm giảm chi phí cơ hội và do đó tối đa hóa hiệu quả sản xuất và giao dịch hàng hóa cần thiết. Với nguồn cung cấp lớn hơn, giá của mỗi sản phẩm sẽ giảm, làm tăng lợi ích của người tiêu dùng cuối cùng.

Lưu ý rằng, trong ví dụ trên, quốc gia B có thể sản xuất cả rượu vang và bông hiệu quả hơn Quốc gia A (ít thời gian hơn). Đây được gọi là lợi thế tuyệt đối, và Nước B có lợi thế này có thể là do trình độ công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, theo lý thuyết thương mại quốc tế, ngay cả khi một quốc gia có một lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác thì nó vẫn có thể được hưởng lợi từ việc chuyên môn hóa.

1.1.5. NHNG LI ÍCH KHÁC CA THƯƠNG MI QUC T

Thương mại quốc tế không chỉ làm tăng hiệu quả sản xuất toàn cầu mà còn cho phép các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, khuyến khích các cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đó là số tiền mà các cá nhân đầu tư vào các công ty và các tài sản khác ở nước ngoài. Về lý thuyết, nhờ vậy các nền kinh tế mới có thể tăng trưởng hiệu quả hơn và dễ dàng trở thành nền kinh tế cạnh tranh.

Đối với nước tiếp nhận, họ nhận được ngoại tệ cũng như các bí quyết, công nghệ thông qua nguồn vốn FDI, nhờ đó nâng cao trình độ lao động, và theo lý thuyết, dẫn đến tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm quốc nội. Đối với nhà đầu tư, vốn FDI giúp họ rộng và phát triển công ty, đồng nghĩa với tăng doanh thu.

1.1.6. THƯƠNG MI T DO VÀ CHÍNH SÁCH BO H

Cũng như với các lý thuyết khác, tồn tại những quan điểm đối lập. Thương mại quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm trái ngược nhau về mức độ kiểm soát trong thương mại: thương mại tự do và chính sách bảo hộ. Lí thuyết về Thương mại tự do là lí thuyết đơn giản hơn trong hai lí thuyết: thuyết tự do kinh tế (laissez-faire) cho rằng không nên có hạn chế về thương mại. Sự tự điều chỉnh cung và cầu trên phạm vi toàn cầu sẽ đảm bảo cho hiệu quả sản xuất. Vì vậy, không cần thiết phải đưa ra bất kỳ chính sách nào về bảo hộ hay kích thích  thương mại và tăng trưởng, các yếu tố thị trường sẽ tự động điều chỉnh.

Ngược lại, chủ nghĩa bảo hộ cho rằng những quy định trong thương mại quốc tế là rất quan trọng để đảm bảo thị trường vận hành hợp lí. Những người ủng hộ lý thuyết này tin rằng thị trường không hiệu quả có thể cản trở những lợi ích của thương mại quốc tế và mục đích của họ là hướng dẫn thị trường hoạt động phù hợp. Chính sách bảo hộ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thuế quan, trợ cấp và hạn ngạch. Những chính sách này được áp dụng nhằm hạn chế tất cả những yếu tố không hiệu quả trong thị trường quốc tế.

1.1.7. KẾT LUẬN

Mở ra cơ hội cho sự chuyên môn hóa, giúp sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, thương mại quốc tế có khả năng tối đa hóa năng lực sản xuất của một quốc gia, qua đó tối đa hóa lượng hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia đó nhận được. Tuy nhiên, những người phản đối thương mại tự do cho rằng nó có thể đem lại những tổn hại cho các nước đang phát triển. Chắc chắn là rằng nền kinh tế toàn cầu luôn thay đổi không ngừng, và cùng với sự phát triển của nó, mỗi quốc gia phải trở thành một thành viên trong đó.

Rate this post
admin